Chất liệu vải nào may đồng phục áo phông
1.Thun trơn
– Thun cotton: Với nguồn gốc làm từ sợi bông, cotton có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt, thích hợp với thời tiết nóng ẩm ở nước ta. Về độ co giãn, chất vải này lại được chia ra thành: thun 2 chiều và 4 chiều.
– Thun chất liệu CVC (hay cotton 65/35): vải này ngoài sợi bông, thành phần có thêm 35% sợi PE để tăng độ bền. May áo bằng loại vải này sẽ ít nhăn hơn so với thun cotton 100%. Tuy nhiên độ co giãn lại kém hơn đôi chút.
– Vải thun TC (cotton 35/65): tên gọi đã giải thích thành phần sợi vải: 35% cotton và 65% PE. Tính chất vải nghiêng về tính chất của PE hơn nên có khả năng tạo độ đứng cho dáng áo hơn loại toàn sợ bông. Tất nhiên, độ co giãn không bằng CVC và cotton 100%.
– Vải thun PE: thành phần 100% sợi PE nên vải bền, ít nhàu và giá rẻ hơn nhưng nhược điểm là ít co giãn.
2. Vải thun may áo Polo:
– Vải thun cá sấu: vải dệt cotton với mắt vải to, co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều
– Vải thun cá mập: giống vải thun cá sấu nhưng mắt dệt to hơn và có độ nhám
3. Vải thun lạnh:
Vải thun lạnh có thành phần là 100% sợi PE. Bạn sẽ cảm nhận được bề mặt phải sáng bóng, co dãn 1 chiều, không có lông vải. Thích hợp khi sử dụng in chuyển nhiệt. Độ co dãn : 2chiều, 4 chiều. Biết rõ về các loại vải trên sẽ giúp bạn lựa chọn chất liệu cho áo phông đồng phục hiệu quả hơn tùy theo tính chất và độ nặng nhọc của công việc.
Những loại vải trên đây ngoài may đồng phục áo phông còn có thể may một số loại đồng phục khác như: đồng phục học sinh, áo phông công sở, áo phông du lịch,... Quý khách hàng cần tư vấn chọn chất liệu vải và mẫu đồng phục áo phông nào phù hợp thì có thể liên hệ trực tiếp tới MARTINA nhé!